DOANH NHÂN LÊ QUỐC PHONG VÀ THƯƠNG HIỆU VTV BÌNH ĐIỀN LONG AN.

Lê Quốc Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền được đánh giá là một lãnh đạo doanh nghiệp giỏi. Bằng chứng là sau hơn 30 năm gắn bó với Bình Điền, ông đã đưa đơn vị này phát triển trở thành nhà sản xuất phân NPK số 1 tại Việt Nam.

Báo cáo tại Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần phân bón Bình Điền mới đây cho biết năm 2013, sản lượng sản xuất của Bình Điền đạt gần 650.000 tấn, tổng doanh thu đạt 6.640 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 355 tỷ, thu nhập bình quân thực hiện 11,5 triệu đồng/tháng. Với kết quả kinh doanh này, công ty quyết định chia cổ tức cho cổ đông trong năm 2013 là 28%.

Bình Điền đang hoàn thành các thủ tục pháp lý có liên quan để hoàn thành việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông trong thời gian sớm nhất. Đồng thời cũng tiến hành niêm yết toàn bộ số cổ phần trên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, thời gian dự kiến niêm yết là cuối năm 2014.

Doanh nhân Lê Quốc Phong- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Ông Lê Quốc Phong, được biết đến là một người yêu bóng chuyền, hết lòng xây dựng đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An ngày một phát triển. Khi được hỏi, vì sao ông không như nhiều doanh nghiệp khác chọn bóng đá mà lại chọn bóng chuyền ? Tại sao ông không chọn những thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng…để tổ chức giải, mà tìm đến những vùng xa xôi để tổ chức giải Bóng chuyền nữ VTV Bình Điền ?

Ông Lê Quốc Phong đã có câu trả lời: “Slogan của Bình Điền là “bạn đồng hành của nhà nông”. Mà tôi thấy nông dân mình thích bóng chuyền hơn bóng đá đấy chứ, đặc biệt là bóng chuyền nữ. Ở những thành phố lớn, người hâm mộ có khi nào thiếu thể thao đâu, thậm chí còn “bội thực” nữa là khác. Trong khi, tôi đưa giải đấu của mình về vùng sâu, vùng xa như Gia Lai, Hậu Giang, Đắc Lắc… lại nhận được sự chào đón rất hào hứng của bà con. Khi đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An thi đấu, tôi thấy nông dân họ đến xem rất đông. Thi đấu bóng chuyền thì tổ chức đơn giản, đâu cũng thi đấu được. Chi phí cho bóng chuyền cũng rẻ hơn bóng đá, chỉ khoảng 20 tỷ đồng/năm.”

- Nhưng rõ ràng, ông được lợi nhiều thứ từ sân chơi này đấy chứ…

Chính xác và tôi luôn cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Đến đâu, chúng tôi cũng nhận được nụ cười thân thiện của bà con. Họ dành tình cảm yêu mến thực sự cho đội bóng chuyền VTV Bình Điền Long An. Ở đời, đâu dễ tìm kiếm được điều đó. Hơn thế, điều này còn tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty Bình Điền. Những năm vừa rồi, tình hình kinh tế rất khó khăn đối với ngành phân bón, nhưng nhờ bài toán thương hiệu VTV Bình Điền Long An, chúng tôi vẫn vượt qua được. Thương hiệu của đội bóng chính là thương hiệu của công ty chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục đầu tư hơn nữa cho đội bóng trong tương lai.

Đội bóng chuyền VTV Bình Điền Long An. Ảnh: Thiên Hoàng.

- Gắn bó với bóng chuyền cũng khá lâu rồi, ông có thể đánh giá như thế nào về bóng chuyền Việt Nam nói chung hiện nay?

Tôi xin nói thẳng rằng hiện tại, khâu yếu nhất của bóng chuyền chính là công tác đào tạo VĐV trẻ. Bạn có thể nhìn thấy ĐTQG tới lui cũng chỉ toàn gương mặt cũ, không có nhiều tài năng mới xuất hiện. Xảy ra tình trạng đó có 2 lý do, đầu tiên là nguồn kinh phí của các CLB dành cho đào tạo trẻ không nhiều. Thứ nữa, chính là phương pháp đào tạo chưa thực sự bài bản. Chúng tôi ngay từ đầu luôn coi đào tạo trẻ là bài toán của thành công, nên chưa bao giờ VTV Bình Điền Long An thiếu nhân lực và thiếu cơ hội phát triển. Rõ ràng bây giờ chỉ có một số CLB xây dựng được hệ thống đào tạo trẻ tốt, như VTV Bình Điền Long An, Thông tin Liên Việt Postbank, gần đây là NHCT. Thế nên nếu không cải thiện tốt khâu này, phải rất lâu nữa bóng chuyền Việt Nam mới sánh được với các quốc gia trong khu vực, chứ chưa nói đến châu Á và thế giới.

- Ông còn điều gì băn khoăn về bóng chuyền Việt Nam nữa không?

Tôi hơi tiếc vì thời gian gần đây, bóng chuyền xảy ra một số chuyện không vui, dù sự phát triển cũng có. Điều quan trọng là LĐBC Việt Nam phải gắn kết được các thành viên lại, tận dụng tối đa nguồn lực từ xã hội để cùng xây dựng nên phong trào mạnh, có tiếng vang thực sự. Năm vừa rồi, chúng ta làm chưa tốt điều này. Tôi lấy thí dụ, thông tin về các giải đấu quan trọng như VĐQG, các cúp bóng chuyền hầu như ít người biết vì chúng ta không tạo được mối gắn kết trong hợp tác. Công tác truyền thông như vậy là không tốt, dù đây là kênh để quảng bá thương hiệu, kêu gọi đầu tư rất thuận lợi của bóng chuyền nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

- Với nhiều điều trăn trở như thế, giả sử LĐBC Việt Nam mời ông vào vị trí Chủ tịch của Liên đoàn thì ông nghĩ sao?

Tôi chắc chắn điều này sẽ không xảy ra. Thứ nhất, tôi tham gia với tư cách một doanh nghiệp đầu tư cho bóng chuyền và làm vì tình yêu, bằng tấm lòng thực sự với bóng chuyền. Hơn nữa, tôi phải kiêm quá nhiều công việc, từ chuyện ở Công ty phân bón Bình Điền cho đến ở Hiệp hội phân bón Việt Nam, Hiệp hội phân bón hữu cơ… tôi không có đủ thời gian để ôm đồm thêm việc nào khác. Hãy để tôi thể hiện tình yêu với bóng chuyền của mình thông qua đội bóng VTV Bình Điền Long An. Như thế là đủ rồi.

- Xin cám ơn ông.

Theo Việt Hùng - volleyball.vn


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

DOANH NHÂN LÊ QUỐC PHONG VÀ THƯƠNG HIỆU VTV BÌNH ĐIỀN LONG AN.

Lê Quốc Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền được đánh giá là một lãnh đạo doanh nghiệp giỏi. Bằng chứng là sau hơn 30 năm gắn bó với Bình Điền, ông đã đưa đơn vị này phát triển trở thành nhà sản xuất phân NPK số 1 tại Việt Nam.

Báo cáo tại Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần phân bón Bình Điền mới đây cho biết năm 2013, sản lượng sản xuất của Bình Điền đạt gần 650.000 tấn, tổng doanh thu đạt 6.640 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 355 tỷ, thu nhập bình quân thực hiện 11,5 triệu đồng/tháng. Với kết quả kinh doanh này, công ty quyết định chia cổ tức cho cổ đông trong năm 2013 là 28%.

Bình Điền đang hoàn thành các thủ tục pháp lý có liên quan để hoàn thành việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông trong thời gian sớm nhất. Đồng thời cũng tiến hành niêm yết toàn bộ số cổ phần trên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, thời gian dự kiến niêm yết là cuối năm 2014.

Doanh nhân Lê Quốc Phong- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền

Ông Lê Quốc Phong, được biết đến là một người yêu bóng chuyền, hết lòng xây dựng đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An ngày một phát triển. Khi được hỏi, vì sao ông không như nhiều doanh nghiệp khác chọn bóng đá mà lại chọn bóng chuyền ? Tại sao ông không chọn những thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng…để tổ chức giải, mà tìm đến những vùng xa xôi để tổ chức giải Bóng chuyền nữ VTV Bình Điền ?

Ông Lê Quốc Phong đã có câu trả lời: “Slogan của Bình Điền là “bạn đồng hành của nhà nông”. Mà tôi thấy nông dân mình thích bóng chuyền hơn bóng đá đấy chứ, đặc biệt là bóng chuyền nữ. Ở những thành phố lớn, người hâm mộ có khi nào thiếu thể thao đâu, thậm chí còn “bội thực” nữa là khác. Trong khi, tôi đưa giải đấu của mình về vùng sâu, vùng xa như Gia Lai, Hậu Giang, Đắc Lắc… lại nhận được sự chào đón rất hào hứng của bà con. Khi đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An thi đấu, tôi thấy nông dân họ đến xem rất đông. Thi đấu bóng chuyền thì tổ chức đơn giản, đâu cũng thi đấu được. Chi phí cho bóng chuyền cũng rẻ hơn bóng đá, chỉ khoảng 20 tỷ đồng/năm.”

- Nhưng rõ ràng, ông được lợi nhiều thứ từ sân chơi này đấy chứ…

Chính xác và tôi luôn cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Đến đâu, chúng tôi cũng nhận được nụ cười thân thiện của bà con. Họ dành tình cảm yêu mến thực sự cho đội bóng chuyền VTV Bình Điền Long An. Ở đời, đâu dễ tìm kiếm được điều đó. Hơn thế, điều này còn tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty Bình Điền. Những năm vừa rồi, tình hình kinh tế rất khó khăn đối với ngành phân bón, nhưng nhờ bài toán thương hiệu VTV Bình Điền Long An, chúng tôi vẫn vượt qua được. Thương hiệu của đội bóng chính là thương hiệu của công ty chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục đầu tư hơn nữa cho đội bóng trong tương lai.

Đội bóng chuyền VTV Bình Điền Long An. Ảnh: Thiên Hoàng.

- Gắn bó với bóng chuyền cũng khá lâu rồi, ông có thể đánh giá như thế nào về bóng chuyền Việt Nam nói chung hiện nay?

Tôi xin nói thẳng rằng hiện tại, khâu yếu nhất của bóng chuyền chính là công tác đào tạo VĐV trẻ. Bạn có thể nhìn thấy ĐTQG tới lui cũng chỉ toàn gương mặt cũ, không có nhiều tài năng mới xuất hiện. Xảy ra tình trạng đó có 2 lý do, đầu tiên là nguồn kinh phí của các CLB dành cho đào tạo trẻ không nhiều. Thứ nữa, chính là phương pháp đào tạo chưa thực sự bài bản. Chúng tôi ngay từ đầu luôn coi đào tạo trẻ là bài toán của thành công, nên chưa bao giờ VTV Bình Điền Long An thiếu nhân lực và thiếu cơ hội phát triển. Rõ ràng bây giờ chỉ có một số CLB xây dựng được hệ thống đào tạo trẻ tốt, như VTV Bình Điền Long An, Thông tin Liên Việt Postbank, gần đây là NHCT. Thế nên nếu không cải thiện tốt khâu này, phải rất lâu nữa bóng chuyền Việt Nam mới sánh được với các quốc gia trong khu vực, chứ chưa nói đến châu Á và thế giới.

- Ông còn điều gì băn khoăn về bóng chuyền Việt Nam nữa không?

Tôi hơi tiếc vì thời gian gần đây, bóng chuyền xảy ra một số chuyện không vui, dù sự phát triển cũng có. Điều quan trọng là LĐBC Việt Nam phải gắn kết được các thành viên lại, tận dụng tối đa nguồn lực từ xã hội để cùng xây dựng nên phong trào mạnh, có tiếng vang thực sự. Năm vừa rồi, chúng ta làm chưa tốt điều này. Tôi lấy thí dụ, thông tin về các giải đấu quan trọng như VĐQG, các cúp bóng chuyền hầu như ít người biết vì chúng ta không tạo được mối gắn kết trong hợp tác. Công tác truyền thông như vậy là không tốt, dù đây là kênh để quảng bá thương hiệu, kêu gọi đầu tư rất thuận lợi của bóng chuyền nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung.

- Với nhiều điều trăn trở như thế, giả sử LĐBC Việt Nam mời ông vào vị trí Chủ tịch của Liên đoàn thì ông nghĩ sao?

Tôi chắc chắn điều này sẽ không xảy ra. Thứ nhất, tôi tham gia với tư cách một doanh nghiệp đầu tư cho bóng chuyền và làm vì tình yêu, bằng tấm lòng thực sự với bóng chuyền. Hơn nữa, tôi phải kiêm quá nhiều công việc, từ chuyện ở Công ty phân bón Bình Điền cho đến ở Hiệp hội phân bón Việt Nam, Hiệp hội phân bón hữu cơ… tôi không có đủ thời gian để ôm đồm thêm việc nào khác. Hãy để tôi thể hiện tình yêu với bóng chuyền của mình thông qua đội bóng VTV Bình Điền Long An. Như thế là đủ rồi.

- Xin cám ơn ông.

Theo Việt Hùng - volleyball.vn

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC