Vị ân nhân của nhiều gia đình giữa đại ngàn Tây Nguyên

Giữa đại ngàn Tây Nguyên, nhiều gia đình ở buôn Eana ai cũng coi doanh nhân Lê Quốc Phong- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền là vị ân nhân của mình. Chính ông Phong "đầu trâu" đã giúp Eana từ một buôn nghèo trở thành buôn giàu có của tỉnh Đắk Lắk.

Doanh nhân Lê Quốc Phong, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền mặc trang phục của người Ê Đê kiểm tra chất lượng trái cà phê ở buôn Eana

Doanh nhân Lê Quốc Phong mặc trang phục của người Ê Đê kiểm tra chất lượng trái cà phê ở buôn Eana (ảnh Đăng Bình)

Buôn Eana (xã Eana, huyện Krông Aana, Đắk Lắc) có 300 hộ, 1.500 nhân khẩu, trong đó hơn một nửa là người dân tộc thiểu số. Bà con ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề làm vườn, trồng cà phê, tiêu, bắp, chỉ có 4,5 ha trên tổng cộng 400 ha là trồng lúa. 10 năm trước hộ nghèo chiếm gần 50%, chỉ có 3% hộ khá giả, đời sống văn hóa tinh thần rất hạn chế, thiếu thốn, buôn thuộc diện buôn vùng 3.

Làm gì giúp người dân buôn Eana trước hết thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giả? Làm thế nào giúp người dân Eana xây dựng được một đời sống văn hóa - tinh thần phong phú, lành mạnh giữa đại ngàn Tây Nguyên xa xôi này?- Đó là trăn trở của Phong "đầu trâu", tên gọi thân mật của ông Lê Quốc Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền.

"Đặt vấn đề kết nghĩa không chỉ thỉnh thoảng mang tới cho bà con chút quà cứu đói, tặng các em học sinh vài mươi cuốn tập...mà phải làm sao để bà con có được cái đà, từ đó mà tự mình vươn lên", ông Lê Quốc Phong chia sẻ.

Nói là làm, năm 2004, tổ thực hiện chương trình kết nghĩa của Công ty Bình Điền được Phong "đầu trâu" thành lập. Một kế hoạch tổ chức các hoạt động được vạch ra vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa rất cụ thể, rõ ràng cho từng tháng, từng năm, trong đó hai khâu: khuyến học và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho bà con được Bình Điền chú trọng vào đầu tiên.

"Bình Điền đã giúp địa phương chọn ngay 3 em tốt nghiệp phổ thông trung học, gửi về học tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, kinh phí công ty lo, đến khi ra trường Cty ký hợp đồng phục vụ cho các em với mức lương 2 triệu đồng/em/tháng. Đây là những hạt nhân đầu tiên góp phần mở mang kiến thức kỹ thuật nông lâm nghiệp cho bà con trong buôn", ông Phong cho biết.

Bình Điền tiếp tục đầu tư giúp đỡ các em học sinh nói chung, các em con nhà nghèo học giỏi nói riêng có điều kiện được tới trường và tiếp tục học lên cao. Công ty cũng giúp buôn Eana xây dựng 1 phòng máy vi tính với 21 máy tính, 1 máy chủ, đường truyền Internet, 1 máy tính xách tay, 1 tivi, 1 máy chiếu...trị giá gần 200 triệu đồng. Đây có lẽ đang còn là mơ ước của nhiều huyện nghèo.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm kết nghĩa, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã giúp buôn Eana xây dựng 1 phòng máy vi tính với 21 máy tính trị giá gần 200 triệu đồng tặng trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Công ty CP Phân bón Bình Điền đã giúp buôn Eana xây dựng 1 phòng máy vi tính phục vụ cho các em học tập với 21 máy tính trị giá gần 200 triệu đồng . Trong ảnh Phong "đầu trâu" đang theo dõi cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn  các em học sinh. (ảnh Đăng Bình)

Xác định khoa học - kỹ thuật là nền tảng cho phát triển sản xuất kinh tế, ông Lê Quốc Phong ký hợp đồng với Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đồng thời tổ chức các nhà khoa học trong Hội đồng cố vấn khoa học - kỹ thuật của Công ty, mỗi tháng 1 lần đến tận ruộng, tận vườn tư vấn cho nông dân cách thức chọn giống, trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sử dụng hiệu quả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các cuộc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật do công y tổ chức đã thu hút gần 2.000 lượt nông dân trong buôn Eana tham dự.

Chưa hết, Bình Điền giúp buôn nâng cấp đường giao thông, xây dựng trường học, thư viện, sân bãi luyện tập thể dục thể thao... Đặc biệt Bình Điền đã đầu tư hệ thống điện phục vụ tưới tiêu và thắp sáng sinh hoạt cho bà con. Đến nay đã có 1.420 m đường dây điện được kéo tới tận rẫy.

đến với từng nhà

Phong 'đầu trâu" đến với từng nhà (ảnh Đăng Bình)

Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cũng đầu tư hệ thống điện phục vụ tưới tiêu và thắp sáng sinh hoạt cho bà con trong buôn Eana. Đến nay đã có 1.420 m đường dây điện được kéo tới tận rẫy

Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cũng đầu tư hệ thống điện phục vụ tưới tiêu và thắp sáng sinh hoạt cho bà con trong buôn Eana. Đến nay đã có 1.420 m đường dây điện được kéo tới tận rẫy (ảnh Đăng Bình)

Ông Lê Quốc Phong cho biết nếu trước đây người dân tưới cây bằng máy nổ, đổ dầu, vừa không chủ động được nguồn nguyên liệu, hỏng hóc máy móc, lại tốn kém, thì nay tưới tiêu bằng máy điện, vừa chủ động, tiện lợi, lại lại giảm chi phí sản xuất từ 7 triệu đồng/ha, xuống chỉ còn 2 triệu đồng.

Riêng khoản tưới tiêu đã làm lợi cho buôn mỗi năm gần 1 tỷ đồng. Điện còn mang tới từng nhà dân nguồn sáng văn minh thời đại” , ông Y Piek Enuol, Trưởng Ban tự quản buôn Eana cho biết.

Doanh nhân Lê Quốc Phong trao học bổng cho học sinh ở Buôn Eana

Doanh nhân Lê Quốc Phong trao học bổng khuyến học cho học sinh ở Buôn Eana (ảnh Đăng Bình)

Lãnh đạo Cty Cổ phần phân bón Bình Điền và lãnh đạo xả Eana ký giao ước thực hiện mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế-XH buôn Eana, giai đoạn 2014-2017.

Lãnh đạo Cty Cổ phần phân bón Bình Điền và lãnh đạo xả Eana ký giao ước thực hiện mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế-XH buôn Eana, giai đoạn 2014-2017. (ảnh Đăng Bình)

Lãnh đạo Cty CP Phân bón Bình Điền nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đắk Lắk

Doanh nhân Lê Quốc Phong nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đắk Lắk tại lễ  Tổng kết 10 năm kết nghĩa giữa Bình Điền và buôn Eana (ảnh Đăng Bình)

Luôn nặng nghĩa tình với đồng bào Ê Đê

Người dân ở buôn Eana coi ông Lê Quốc Phong là vị ân nhân (ảnh Đăng Bình)

Ông Lê Quốc Phong cho biết Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cũng đã hỗ trợ nông dân buôn Eanan phân bón trả chậm, không tính lãi, mà tới cả năm vì phần lớn diện tích trong buôn trồng cây công nghiệp. Khoản lãi suất này công ty đã hỗ trợ bà con lên tới hơn 500 triệu đồng.

Eana bây giờ trở thành một buôn khá giả của Đăk Lăk. Trong dịp kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa Công ty Bình Điền và buôn Eana tổ chức vừa qua, hình ảnh doanh nhân Lê Quốc Phong mặc trang phục của người Ê Đê đến thăm từng cái rẫy, ngôi trường ở Eana đã khiến cánh nhà báo chúng tôi thực sự xúc động. Ông quá đỗi gần gũi với bà con dân tộc ở giữa đại ngàn Tây Nguyên này. "Ông Phong Đầu trâu chính là vị ân nhân của chúng tôi", Trưởng ban tự quản buôn eana nói.

Con số trên 7 tỷ đồng đầu tư của Bình Điền vào buôn Eana trong 10 năm qua không lớn, nhưng nếu so với kinh phí hoạt động của một buôn giữa đại ngàn Tây Nguyên xa xôi này thì không hề nhỏ.Nó không chỉ giúp buôn Eana từ buôn vùng 3 trở thành buôn văn hóa, mà còn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng địa bàn Tây Nguyên vững mạnh. Công lao to lớn đó thuộc về ông Lê Quốc Phong", bà H’Ngăm K’Đăm, phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, chia sẻ.

Theo Đăng Bình - Theo giadinhonline.vn


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Vị ân nhân của nhiều gia đình giữa đại ngàn Tây Nguyên

Giữa đại ngàn Tây Nguyên, nhiều gia đình ở buôn Eana ai cũng coi doanh nhân Lê Quốc Phong- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền là vị ân nhân của mình. Chính ông Phong "đầu trâu" đã giúp Eana từ một buôn nghèo trở thành buôn giàu có của tỉnh Đắk Lắk.

Doanh nhân Lê Quốc Phong, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền mặc trang phục của người Ê Đê kiểm tra chất lượng trái cà phê ở buôn Eana

Doanh nhân Lê Quốc Phong mặc trang phục của người Ê Đê kiểm tra chất lượng trái cà phê ở buôn Eana (ảnh Đăng Bình)

Buôn Eana (xã Eana, huyện Krông Aana, Đắk Lắc) có 300 hộ, 1.500 nhân khẩu, trong đó hơn một nửa là người dân tộc thiểu số. Bà con ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề làm vườn, trồng cà phê, tiêu, bắp, chỉ có 4,5 ha trên tổng cộng 400 ha là trồng lúa. 10 năm trước hộ nghèo chiếm gần 50%, chỉ có 3% hộ khá giả, đời sống văn hóa tinh thần rất hạn chế, thiếu thốn, buôn thuộc diện buôn vùng 3.

Làm gì giúp người dân buôn Eana trước hết thoát nghèo, từng bước vươn lên khá giả? Làm thế nào giúp người dân Eana xây dựng được một đời sống văn hóa - tinh thần phong phú, lành mạnh giữa đại ngàn Tây Nguyên xa xôi này?- Đó là trăn trở của Phong "đầu trâu", tên gọi thân mật của ông Lê Quốc Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền.

"Đặt vấn đề kết nghĩa không chỉ thỉnh thoảng mang tới cho bà con chút quà cứu đói, tặng các em học sinh vài mươi cuốn tập...mà phải làm sao để bà con có được cái đà, từ đó mà tự mình vươn lên", ông Lê Quốc Phong chia sẻ.

Nói là làm, năm 2004, tổ thực hiện chương trình kết nghĩa của Công ty Bình Điền được Phong "đầu trâu" thành lập. Một kế hoạch tổ chức các hoạt động được vạch ra vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa rất cụ thể, rõ ràng cho từng tháng, từng năm, trong đó hai khâu: khuyến học và chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho bà con được Bình Điền chú trọng vào đầu tiên.

"Bình Điền đã giúp địa phương chọn ngay 3 em tốt nghiệp phổ thông trung học, gửi về học tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, kinh phí công ty lo, đến khi ra trường Cty ký hợp đồng phục vụ cho các em với mức lương 2 triệu đồng/em/tháng. Đây là những hạt nhân đầu tiên góp phần mở mang kiến thức kỹ thuật nông lâm nghiệp cho bà con trong buôn", ông Phong cho biết.

Bình Điền tiếp tục đầu tư giúp đỡ các em học sinh nói chung, các em con nhà nghèo học giỏi nói riêng có điều kiện được tới trường và tiếp tục học lên cao. Công ty cũng giúp buôn Eana xây dựng 1 phòng máy vi tính với 21 máy tính, 1 máy chủ, đường truyền Internet, 1 máy tính xách tay, 1 tivi, 1 máy chiếu...trị giá gần 200 triệu đồng. Đây có lẽ đang còn là mơ ước của nhiều huyện nghèo.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm kết nghĩa, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã giúp buôn Eana xây dựng 1 phòng máy vi tính với 21 máy tính trị giá gần 200 triệu đồng tặng trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Công ty CP Phân bón Bình Điền đã giúp buôn Eana xây dựng 1 phòng máy vi tính phục vụ cho các em học tập với 21 máy tính trị giá gần 200 triệu đồng . Trong ảnh Phong "đầu trâu" đang theo dõi cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn  các em học sinh. (ảnh Đăng Bình)

Xác định khoa học - kỹ thuật là nền tảng cho phát triển sản xuất kinh tế, ông Lê Quốc Phong ký hợp đồng với Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đồng thời tổ chức các nhà khoa học trong Hội đồng cố vấn khoa học - kỹ thuật của Công ty, mỗi tháng 1 lần đến tận ruộng, tận vườn tư vấn cho nông dân cách thức chọn giống, trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sử dụng hiệu quả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các cuộc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật do công y tổ chức đã thu hút gần 2.000 lượt nông dân trong buôn Eana tham dự.

Chưa hết, Bình Điền giúp buôn nâng cấp đường giao thông, xây dựng trường học, thư viện, sân bãi luyện tập thể dục thể thao... Đặc biệt Bình Điền đã đầu tư hệ thống điện phục vụ tưới tiêu và thắp sáng sinh hoạt cho bà con. Đến nay đã có 1.420 m đường dây điện được kéo tới tận rẫy.

đến với từng nhà

Phong 'đầu trâu" đến với từng nhà (ảnh Đăng Bình)

Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cũng đầu tư hệ thống điện phục vụ tưới tiêu và thắp sáng sinh hoạt cho bà con trong buôn Eana. Đến nay đã có 1.420 m đường dây điện được kéo tới tận rẫy

Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cũng đầu tư hệ thống điện phục vụ tưới tiêu và thắp sáng sinh hoạt cho bà con trong buôn Eana. Đến nay đã có 1.420 m đường dây điện được kéo tới tận rẫy (ảnh Đăng Bình)

Ông Lê Quốc Phong cho biết nếu trước đây người dân tưới cây bằng máy nổ, đổ dầu, vừa không chủ động được nguồn nguyên liệu, hỏng hóc máy móc, lại tốn kém, thì nay tưới tiêu bằng máy điện, vừa chủ động, tiện lợi, lại lại giảm chi phí sản xuất từ 7 triệu đồng/ha, xuống chỉ còn 2 triệu đồng.

Riêng khoản tưới tiêu đã làm lợi cho buôn mỗi năm gần 1 tỷ đồng. Điện còn mang tới từng nhà dân nguồn sáng văn minh thời đại” , ông Y Piek Enuol, Trưởng Ban tự quản buôn Eana cho biết.

Doanh nhân Lê Quốc Phong trao học bổng cho học sinh ở Buôn Eana

Doanh nhân Lê Quốc Phong trao học bổng khuyến học cho học sinh ở Buôn Eana (ảnh Đăng Bình)

Lãnh đạo Cty Cổ phần phân bón Bình Điền và lãnh đạo xả Eana ký giao ước thực hiện mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế-XH buôn Eana, giai đoạn 2014-2017.

Lãnh đạo Cty Cổ phần phân bón Bình Điền và lãnh đạo xả Eana ký giao ước thực hiện mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế-XH buôn Eana, giai đoạn 2014-2017. (ảnh Đăng Bình)

Lãnh đạo Cty CP Phân bón Bình Điền nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đắk Lắk

Doanh nhân Lê Quốc Phong nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đắk Lắk tại lễ  Tổng kết 10 năm kết nghĩa giữa Bình Điền và buôn Eana (ảnh Đăng Bình)

Luôn nặng nghĩa tình với đồng bào Ê Đê

Người dân ở buôn Eana coi ông Lê Quốc Phong là vị ân nhân (ảnh Đăng Bình)

Ông Lê Quốc Phong cho biết Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cũng đã hỗ trợ nông dân buôn Eanan phân bón trả chậm, không tính lãi, mà tới cả năm vì phần lớn diện tích trong buôn trồng cây công nghiệp. Khoản lãi suất này công ty đã hỗ trợ bà con lên tới hơn 500 triệu đồng.

Eana bây giờ trở thành một buôn khá giả của Đăk Lăk. Trong dịp kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa Công ty Bình Điền và buôn Eana tổ chức vừa qua, hình ảnh doanh nhân Lê Quốc Phong mặc trang phục của người Ê Đê đến thăm từng cái rẫy, ngôi trường ở Eana đã khiến cánh nhà báo chúng tôi thực sự xúc động. Ông quá đỗi gần gũi với bà con dân tộc ở giữa đại ngàn Tây Nguyên này. "Ông Phong Đầu trâu chính là vị ân nhân của chúng tôi", Trưởng ban tự quản buôn eana nói.

Con số trên 7 tỷ đồng đầu tư của Bình Điền vào buôn Eana trong 10 năm qua không lớn, nhưng nếu so với kinh phí hoạt động của một buôn giữa đại ngàn Tây Nguyên xa xôi này thì không hề nhỏ.Nó không chỉ giúp buôn Eana từ buôn vùng 3 trở thành buôn văn hóa, mà còn có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng địa bàn Tây Nguyên vững mạnh. Công lao to lớn đó thuộc về ông Lê Quốc Phong", bà H’Ngăm K’Đăm, phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên, chia sẻ.

Theo Đăng Bình - Theo giadinhonline.vn

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC